Trước tình hình
phòng tránh dịch bệnh, các em học sinh phải nghỉ học trong một thời gian dài,
các địa phương trong cả nước nói chung và địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng
đã nhanh chóng tổ chức nhiều biện pháp để cho các em học sinh ôn tập củng cố
kiến thức bằng nhiều hình thức phong phú, và thuật ngữ “DẠY HỌC TRỰC TUYẾN”
cũng trở nên thông dụng hơn trong khi đề cập đến vấn đề dạy học.
2. Những hình thức DẠY HỌC TRỰC TUYẾN được Sở GD&ĐT chia sẻ và
khuyến khích sử dụng:
- Shub
Classroom + Zalo (Thầy Lê Phong Phú - Giáo viên trường THPT Châu Văn Liêm – CT)
-
ZOOM CLOUD MEETINGS (Thầy Trang Minh Thiên – Cần
Thơ)NHẬN XÉT CHUNG
ƯU ĐIỂM:
1. Tạo
được môi trường dạy học trên nền tảng Internet và khai thác các tính năng trên
máy tính và điện thoại thông minh.
2. Kết
nối được người dạy và người học qua nhiều hình thức: văn bản, âm thanh, hình
ảnh, video.
3. Đánh
giá được kết quả học tập của học sinh qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, chấm
bài học sinh.
4. Giáo
viên có thể điểm danh được học sinh, quản lý được thời gian học tập của học
sinh.
5. Có
thể chia sẻ tài liệu dạy học giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh.
HẠN CHẾ:
1. Học
sinh phải phụ thuộc rất nhiều vào máy tính và ĐTDĐ, bị ràng buộc về thời gian
học tập và hoàn thành bài học - gây
quá tải và áp lực đối với học sinh.
2. Không
gian kết nối giữa người dạy và người học chưa có tính trật tự, nhiều lớp học
“hỗn độn” quá mức, sự kết nối còn mang tính cá biệt nhiều (học sinh chịu học
thì làm tốt nhờ trao đổi nhiều với giáo viên, học sinh lười học thì bị “bỏ
rơi”).
3. Có
đánh giá được kết quả học tập của học sinh nhưng chỉ ở mức “thời vụ” và “riêng
lẻ”, không có tính hệ thống và đánh giá được quá trình học tập của tất cả các
bộ môn.
4. Quản lý học
sinh thông qua việc điểm danh, nộp bài, quản lý giờ học quá sát sao, gây tâm lý ức chế, mệt mỏi và căng thẳng cho
học sinh.
5. Tài
nguyên chia sẻ mang tính cá nhân, không mang tính hệ thống, tính tính tích lũy
và sử dụng lâu dài.
6. Kết
quả học tập được đánh giá ở mức độ chủ quan của từng giáo viên, không đánh giá
được mức độ tổng thể của toàn trường.
7. Hệ
thống câu hỏi kiểm tra đánh giá dựa trên hình thức trắc nghiệm khách quan và
chấm bài tự luận qua hình ảnh, chưa đa dạng các hình thức câu hỏi kiểm tra đánh
giá.
8. Thao
tác kĩ thuật đòi hỏi nhiều kiến thức về CNTT mà nhiều giáo viên chưa đạt tới nên số lượng giáo viên làm được chỉ là con
số khiêm tốn.
9. Các
mô hình học tập đều mang tính tự phát, không có tính kế thừa và phát triển lâu
dài (vì có thể xong đợt học này thì bỏ hết chứ không sử dụng lại để làm gì, “ai
về nhà nấy, việc ai nấy làm”).
10. Sử
dụng mạng xã hội kết hợp vào dạy học tuy có thuận tiện nhưng tổ chức nhóm không
tốt dễ dẫn đến trạng thái “vỡ chợ”, mạnh ai nấy nói, không biết nghe ai và bắt
đầu nghe từ chỗ nào,...
NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC TRỰC TUYẾN
VỀ PHÍA GIÁO VIÊN: (Người dạy)
1. Có
khả năng chuyển tải bài giảng, tài liệu đến học sinh bằng văn bản đa phương
tiện (quay video, làm bài tập kiểm tra trắc nghiệm, tự luận,...).
2. Có
khả năng quản lý, kiểm soát được số lượng, thời gian học sinh tham gia học tập
và có thể tổng hợp được kết quả học tập của học sinh.
3. Không
cần phải đầu tư quá nhiều công sức và thời gian vì còn phải bận nhiều công tác
khác ở ngoài và công việc gia đình.
VỀ PHÍA HỌC SINH: (Người học)
1. Chỉ
cần một chiếc ĐT thông minh (hoặc một máy tính) có kết nối mạng, một vài thao
tác đơn giản, dễ làm, dễ tham gia lớp học.
2. Được
“thoải mái” tham gia các lớp học và hoàn thành những yêu cầu “nhẹ nhàng” nhưng
vẫn đảm bảo được kiến thức -
giảm áp lực cho người học.
3. Được
đánh giá toàn diện ở các bộ môn, thấy được tổng thể quá trình học tập để tự
đánh giá bản thân.
MỘT GIẢI PHÁP KHÁC CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC TRỰC TUYẾN
Sử
dụng trang web TRƯỜNG HỌC SỐ
CHUẨN BỊ
Khi tổ chức dạy học trực tuyến cần
chuẩn bị các nội dung sau:
• Tài
liệu giảng dạy (tốt nhất là tài liệu mềm).
• Phương
tiện dạy học (Máy vi tính, điện thoại thông minh, MTBT, giấy viết, phấn/viết
bảng, máy chiếu projector càng tốt).
• Phương
tiện kết nối (trang thiết bị, hệ thống mạng tốt).
• Cách
thức tổ chức và quản lý nhóm
để trao đổi (Zalo,
Facebook, Messenger,...)
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
• Lập
nhóm trao
đổi (Zalo,
Facebook, Messenger,...)
• Khởi tạo khóa học, lớp học.
Sau khi GV đăng nhập vào hệ thống bằng
tên đăng nhập mà nhà trường cung cấp (để trường dễ quản lý và tổng hợp báo
cáo), tiến hành ngay việc tạo khóa học/lớp học và ghi danh học sinh vào lớp.
• Cung
cấp tài khoản đăng nhập và đăng ký cho học sinh vào học.
• Tạo bài học.
Tạo câu hỏi mới và tải câu hỏi lên Ngân
hàng câu hỏi.
Còn tiếp...