TÓM TẮT LÝ THUYẾT LŨY THỪA - MŨ - LOGARIT
3. HÀM SỐ LŨY THỪA
HÀM SỐ LŨY THỪA
HÀM SỐ LŨY THỪA
I – LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa: Hàm số \(y = {x^\alpha },\) với \(\alpha \in \mathbb{R},\) được gọi là hàm số lũy thừa.
2. Tập xác định: Tập xác định của hàm số \(y = {x^\alpha }\) là:
♠ \(D = \mathbb{R}\) nếu \(\alpha \) là số nguyên dương.
♠ \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\) với \(\alpha \) nguyên âm hoặc bằng \(0.\)
♠ \(D = (0; + \infty )\) với \(\alpha \) không nguyên.
3. Đạo hàm: Hàm số \(y = {x^\alpha },{\rm{ }}(\alpha \in \mathbb{R})\) có đạo hàm với mọi \(x > 0\) và \(({x^\alpha })' = \alpha .{x^{\alpha - 1}}.\)
4. Tính chất của hàm số lũy thừa trên khoảng \((0; + \infty )\) (khảo sát hàm lũy thừa).
\(y = {x^\alpha },{\rm{ }}\alpha > 0\)
A. Tập khảo sát: \((0; + \infty ).\)
B. Sự biến thiên:
\(y' = \alpha {x^{\alpha - 1}} > 0,{\rm{ }}\forall x > 0.\)
Giới hạn đặc biệt:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {x^\alpha } = 0,{\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^\alpha } = + \infty .\)
C. Tiệm cận: Không có
D. Bảng biến thiên:
THIẾU BẢNG BIẾN THIÊN VÀ ĐỒ THỊ
E. Đồ thị:
\(y = {x^\alpha },{\rm{ }}\alpha < 0\)
A. Tập khảo sát: \((0; + \infty ).\)
B. Sự biến thiên:
\(y' = \alpha {x^{\alpha - 1}} < 0,{\rm{ }}\forall x > 0.\)
Giới hạn đặc biệt:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {x^\alpha } = + \infty ,{\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^\alpha } = 0.\)
Tiệm cận:
Trục \(Ox\) là tiệm cận ngang.
Trục \(Oy\) là tiệm cận đứng.
C. Bảng biến thiên:
THIẾU BẢNG BIẾN THIÊN VÀ ĐỒ THỊ
F. Đồ thị:
Đồ thị của hàm số lũy thừa \(y = {x^\alpha }\) luôn đi qua điểm \(I(1;1).\)
Lưu ý: Khi khảo sát hàm số lũy thừa với số mũ cụ thể, ta phải xét hàm số đó trên toàn bộ tập xác định của nó. Chẳng hạn: \(y = {x^3},{\rm{ }}y = {x^{ - 2}},{\rm{ }}y = {x^\pi }.\)
II – CÁC DẠNG TOÁN
1. Dạng 1: Tập xác định của hàm lũy thừa, hàm vô tỷ
a) Phương pháp giải
- Tự luận thuần túy:
Xét hàm số \(y = {\left[ {f(x)} \right]^\alpha }\)
Khi \(\alpha \) nguyên dương: hàm số xác định khi và chỉ khi \(f(x)\) xác định.
Khi \(\alpha \) nguyên âm: hàm số xác định khi và chỉ khi \(f(x) \ne 0\).
Khi \(\alpha \) không nguyên: hàm số xác định khi và chỉ khi \(f(x) > 0\).
* Ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Tập xác định \(D\) của hàm số \(y = {\left( {6{x^2} - x - 5} \right)^3}\)là
A. \(D = \left( { - 4;1} \right).\)
B. \(D = \left[ {1;7} \right].\)
C. \(D = \left[ {1;7} \right].\)
D. \(D = R.\)
Lời giải
Hàm số xác định khi và chỉ khi \(6{x^2} - x - 5\) xác định \( \Leftrightarrow x \in \mathbb{R}.\)
Ví dụ 2: Tập xác định \(D\) của hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 1} \right)^{ - 8}}\)là
Lời giải
Hàm số xác định khi và chỉ khi \({x^2} - 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \pm 1\)
Ví dụ 3: Tập xác định \(D\) của hàm số \(y = {\left( {x + 1} \right)^{\frac{3}{4}}}\) là
Lời giải
Hàm số xác định khi và chỉ khi \(x + 1 > 0 \Leftrightarrow x > - 1\).
Ví dụ 4: Tập xác định \(D\) của hàm số \(y = {\left( {\sqrt {x - 1} + 2018} \right)^{ - \frac{5}{2}}}\) là
Lời giải
Hàm số xác định khi và chỉ khi \(x - 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\).
Sử dụng bảng kết quả để loại trừ.
Ví dụ 5: Tập xác định \(D\) của hàm số \(y = {\left( {\dfrac{{2x - 3}}{{{x^2} - 3x + 2}}} \right)^3}\)là
Lời giải
Hàm số xác định khi và chỉ khi \(\dfrac{{2x - 3}}{{{x^2} - 3x + 2}}\) xác định \( \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 2 \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ne 1}\\{x \ne 2}\end{array}} \right.\) .
Ví dụ 6: Tìm tập xác định của hàm số \(y = {\left( {\dfrac{{x - 4}}{{x + 1}}} \right)^{e - 1}}\).
A. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }} - 1\} .\)
B. \(D = ( - \infty ; - 1) \cup {\rm{[4}}; + \infty ).\)
C. \(D = ( - 1;4).\)
D. \(D = ( - \infty ; - 1) \cup (4; + \infty ).\)
Lời giải
Hàm số xác định khi và chỉ khi \(\dfrac{{x - 4}}{{x + 1}} > 0\) \( \Leftrightarrow x \in ( - \infty ; - 1) \cup (4; + \infty )\) .